Lắp đặt thang máy nhỏ gia đình và những điều cần lưu ý

Lắp đặt thang máy nhỏ đang dần phổ biến trong xây dựng nhà ở dân dụng. Đặc biệt với những căn nhà được xây dựng nhiều tầng thì việc đi lại cũng là một vấn đề cần tính toán nếu gia đình có người lớn tuổi hoặc trẻ em. Việc lắp đặt thang máy khiến gia chủ thuận tiện hơn nhiều trong di chuyển và sinh hoạt. Bên cạnh đó thang máy cũng là một trong những nội thất điểm tô thêm cho sự sang trọng của ngôi nhà. Vậy chủ nhà cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành thi công và chi phí để lắp đặt thang máy là bao nhiêu, bài viết này sẽ giải đáp phần nào cho quý vị.

Ảnh: 9Plus làm việc tại Công ty thang máy An Vinh

I. Lựa chọn loại thang máy 

Đầu tiên cần xác định vị trí lắp đặt thang máy, loại thang máy nào phù hợp về công suất, tải trọng… sau đó lựa chọn đến tiêu chí về thương hiệu và tính năng hoạt động.

  • Về vị trí lắp đặt: Chủ nhà có thể lựa chọn lắp đặt trong nhà hoặc ngoài nhà tùy theo điều kiện thực tế.

Với những công trình có diện tích nhỏ, không còn diện tích lắp đặt hoặc theo yêu cầu đặc biệt của gia chủ thì có thể lắp đặt thang máy ngoài trời. Tuy nhiên phương án này đòi hỏi chi phí cao hơn cũng như thang máy cần được bảo trì, bảo dưỡng nhiều hơn trong quá trình sử dụng.

Mặt khác, với đa phần nhà ở dân dụng, chủ nhà có thể lắp thang máy trong nhà ở những vị trí như: giữa thang bộ, góc nhà, trong giếng trời, bên cạnh thang bộ, đối diện thang bộ. Trong đó, giữa thang bộ là địa điểm lý tưởng nhất để lắp đặt thang máy vẫn tối ưu không gian, lựa chọn điển hình đối với các công trình nhà cải tạo và nhà xây mới tại Việt Nam hiện nay.

Dù lắp đặt ở vị trí nào, thang máy cũng cần phải đáp ứng tiêu chí về tính thuận tiện, phù hợp với phong thủy, nhu cầu của gia chủ và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình.

  • Về công suất và tải trọng: Đây là hai yếu tố về thông số kỹ thuật quan trọng mà bất cứ ai dự định lắp đặt thang máy cũng cần biết.

Công suất hay công suất vận hành cần được lựa chọn phù hợp để tránh lãng phí điện năng khi nhu cầu sử dụng thấp hoặc tránh quá tải trọng và ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị.

Bên cạnh đó, tải trọng được lựa chọn theo số người tối đa sử dụng thang máy trong một lần tải. Ví dụ, từ 2 đến 4 người cần thang máy với tải trọng 300kg, từ 5 – 7 người thì tải trọng từ 400kg – 500kg; từ 7 – 9 người tải trọng 630kg.

  • Chọn thương hiệu thay vì giá thành:

Các thương hiệu lớn, uy tín do người tiêu dùng nhận định, đánh giá sau quá trình sử dụng nên sẽ đảm bảo an toàn trong sử dụng cũng như luôn có nhiều sự lựa chọn phù hợp với ví tiền của từng khách hàng. Không chỉ vậy, thương hiệu có tên tuổi sẽ có những chính sách phục vụ, hậu mãi, đảm bảo chất lượng… nhỉnh hơn là các thương hiệu khác.

  • Tính năng trong quá trình sử dụng thang máy cũng cần được quan tâm:

Hệ thống xử lý sự cố mất điện: Thang máy sẽ được cài đặt để điều hướng đến tầng gần nhất, mở cửa và người bên trong có thể thoát ra ngoài dễ dàng

Hệ thống liên lạc nội bộ: Trong buồng vận chuyển cần tích hợp điện thoại cố định để người sử dụng gọi hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp

Tiếng ồn thang máy: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và giấc ngủ của các thành viên trong gia đình. Vì vậy thang máy gia đình cần giảm thiểu tối đa tiếng động khi vận hành

Ngoài các yếu tố kể trên thì chủ nhà cũng nên tìm hiểu và làm rõ điều khoản về 2 dịch vụ đính kèm là thi công hạng mục phụ trợ (hố pit, giếng thang, tường bao quanh…) và dịch vụ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng sau khi lắp đặt để tránh những phát sinh ngoài ý muốn. Thời gian lắp đặt thang máy kéo dài từ 1 tuần cho đến vài tháng vì vậy linh kiện, phụ tùng thang máy sau khi vận chuyển đến công trình cần được lưu trữ và bảo quản tại không gian sạch sẽ, khô thoáng và tránh hư hại nguyên liệu. Gia chủ cần đối chiếu danh sách vật tư và kiểm tra kỹ càng tình trạng của linh kiện, tránh để xảy ra những tranh chấp không đáng có với đơn vị cung cấp. Đồng thời, kỹ thuật viên cần có trách nhiệm sắp xếp nguyên vật liệu theo thứ tự sử dụng trước – sau để thuận tiện khi lấy đồ lắp đăt.

Ảnh: Tham quan xưởng sản xuất thang máy An Vinh

II. Chi phí lắp đặt thang máy gia đình

Đây là câu hỏi được nhiều hộ gia đình quan tâm. Thông thường chi phí cách lắp đặt thang máy gia đình sẽ được đính kèm với giá bán của thang máy. Bên cạnh đó, có 2 khoản phí mà gia chủ cần chi trả đó là phí xây dựng hố thang và chi phí hoàn thiện lắp đặt.

Về việc xây dựng giếng thang, có 2 cách thực hiện đó là đổ cột bê tông với chất liệu tường gạch hoặc dựng khung thép và ốp thạch cao, kính, gỗ,… với mức phí khoảng 25.000.000 – 30.000.000 triệu VNĐ (bao gồm phí nguyên vật liệu và nhân lực thi công).

Với những gia chủ chọn thang máy không phòng kỹ thuật thì chi phí sẽ giảm đáng kể.

Ngoài ra, gia chủ có thể ốp cửa thang máy sau khi hoàn thiện lắp đặt để tăng giá trị thẩm mỹ cho căn nhà. Tại mỗi tầng dừng thang máy có thể thiết kế cửa thang riêng biệt với nhiều chất liệu khác nhau như đá granite tự nhiên, gạch men, đá mable, ốp kính, ốp gỗ,… Giá tiền tham khảo từ 1.000.000 VNĐ/ m2 trở lên.

Giữa nhiều nhãn hàng thang máy trên thị trường có thể kể đến: ……, việc lựa chọn một thương hiệu uy tín và phù hợp cũng khiến không ít gia chủ băn khoăn. Bằng những kinh nghiệm thi công của mình, đội ngũ tư vấn của 9Plus sẵn sàng phân tích, đánh giá lựa chọn loại thang máy phù hợp với không gian và tài chính gia đình bạn. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được biết thêm thông tin chi tiết.

 

0925366979