Tại các nước có khí hậu ôn đới, tầng áp mái – là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5m. Trong xu thế giao thoa kiến trúc hiện nay, nhu cầu xây dựng tầng áp mái như một phòng ngủ, phòng đọc sách hoặc phòng làm việc trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, thiết kế tầng áp mái thế nào để phù hợp với khí hậu nóng ẩm quanh năm tại nước ta vẫn là trăn trở của nhiều gia chủ. Hãy cùng KTS của 9PLUS áp dụng những cách chống nóng sau đây cho tầng áp mái.
Trần thạch cao là một loại vật liệu dùng để làm trần thay thế cho trần đúc, trần đổ xi măng truyền thống, không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn có tác dụng chống nóng. Trần thạch cao được cấu tạo từ thạch cao nguyên chất, được tạo thành các tấm, miếng ghép lại với nhau. Khi thi công, gia chủ nên sử dụng thêm một lớp bông thủy tinh bên cạnh trần thạch cao để đạt hiệu quả cách nhiệt cao nhất. Chính sự kết hợp giữa bột thạch cao và bông thủy tinh mà kiểu trần này có tác dụng không hấp thụ nhiệt độ nóng vào trong căn nhà khi mặt trời chiếu xuống, giảm thất thoát nhiệt độ ra ngoài. Nhờ đó, làm tầng áp mái trở nên dịu mát, không gian thoáng đãng hơn.
Sơn cách nhiệt có khả năng kháng nước cao, và không bị bong tróc hay nứt sau 96h ngâm nước. Với thành phần có khả năng phản xạ nhiệt cao giúp bề mặt tường thích nghi trong thời tiết nắng nóng kéo dài. Theo các nhà sản xuất, sơn cách nhiệt có thể làm giảm nhiệt độ từ 30-35 xuống còn khoảng 20 độ C.
Tôn cách nhiệt (hay còn gọi là tôn xốp, tôn chống nóng, tôn lạnh) với cấu tạo 3 lớp gồm: lớp bề mặt, lớp PU, lớp màng bạc có tác dụng chống nóng, chống ồn, chống han rỉ, ăn mòn. So với tôn thông thường, tôn cách nhiệt giúp gia đình giảm thiểu một lượng lớn điện năng tiêu thụ.
Không chỉ có tác dụng cách nhiệt, làm mát mà tôn chống nóng hiện nay vô cùng đa dạng từ mẫu mã đến màu sắc đem lại giá trị thẩm mỹ cao cho công trình. Tôn cách nhiệt giả ngói được làm như ngói thật làm giảm trọng tải lên mái nhà mà vẫn giữ được nét sang trọng.
Chúng ta nên thiết kế thêm cửa sổ đúng hướng gió để hút gió và nhận ánh sáng tự nhiên cho căn phòng áp mái. Cửa sổ ở hướng Nam và hướng Đông Nam sẽ giúp đón gió tốt làm cho tầng áp mái trở nên thông thoáng, mát mẻ hơn. Cửa sổ hướng Nam và Bắc giúp đón nhiều ánh nắng làm căn phòng tràn đầy sức sống. Tránh đặt cửa ở phía Tây vì đây là hướng nhận ánh nắng oi bức của buổi chiều. Cửa sổ mái là một thiết kế được bắt nguồn từ kiến trúc phương Tây, mang đến vẻ đẹp cổ điển và lãng mạn cho căn nhà. Ngoài cửa sổ mái dạng tổ chim cổ điển, ngày nay mẫu cửa sổ mái bằng cửa kính hoặc cửa kính trượt phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nhà ở khác nhau. Gia chủ có thể kết hợp thêm rèm che để dễ dàng điều chỉnh độ sáng.
Ngoài ra, sử dụng các nguồn điện làm mát như điều hòa, quạt hơi nước, hệ thống phun sương….cũng là biện pháp hiệu quả để chống nóng cho tầng áp mái.