5 nguyên tắc phong thủy trong bài trí phòng bếp

Theo phong thủy, nhà bếp chính là nơi cất giữ của cải, lương thực do đó phòng bếp không chỉ là nơi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến yếu tố tài lộc của gia chủ, nó mang tính quyết yếu đến ngôi nhà của chúng ta. Vậy theo phong thủy thì việc bài trí không gian bếp cần phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết của 9PLUS ngay dưới đây.

1. Nguyên tắc giữ gìn sạch sẽ phòng bếp

Cần phải giữ gìn cho phòng bếp luôn sạch sẽ và cần có ánh năng soi rọi vào trong không gian phòng bếp hoặc luồng không khí thông thoáng để giúp cho không gian phòng bếp không bị ẩm mốc, ám mùi hôi của thức ăn, bên cạnh đó theo phong thủy thì nguồn ánh sáng chiếu vào sẽ giúp tăng cường nguồn năng lượng dương trong không gian bếp đó là điều tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không được để ánh sáng chiếu trực tiếp vào bếp nấu.

 

Cần thương xuyên vệ sinh bếp nấu, nhưng chỉ tổng vệ sinh vào những ngày cuối tháng từ 25 trở đi và nên dọn vào cuối ngày. Cần tránh dọn nhưng vào ngày đầu tháng mùng 1,2,3 và lúc sáng sớm.

2. Nguyên tắc phân bố thủy hỏa trong không gian bếp

Đối với phong thủy, phòng bếp được xét là phòng vượng hỏa cho nên các thiết bị trong gian bếp cần có sự phân bố thủy – hỏa hợp lý. Ví dụ bếp nấu được cho là hỏa, những vật dụng bồn rửa được xem là thủy do đó chúng ta cần phân làm 2 khối riêng, cụ thể:

Khoảng cách từ bếp nấu với chậu rửa cần cách xa từ 80-100cm. Các chất lỏng như gia vị mắn, dầu ăn… cũng đều phải cách xa bếp từ  60cm trở lên. Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu trong gian bếp chỉ có bếp nấu và nguồn năng lượng ánh sáng là hỏa và các các tố thủy lại nhiều hơn do đó cần tăng cường sử dụng các yếu tốc mộc trong gian bếp để giúp vượng hỏa lên.

Tuyệt đối cũng không để thủy – hỏa xung đối, ví dụ tủ lạnh, bồn rửa, bình nước… không được đặt đối diện bếp nấu, vòi rửa cũng không được hướng vào bếp nấu. Hay cũng không để xảy ra hiện tượng 2 thủy kẹp 1 hỏa, ví dụ như không gian xây dựng là nhà vệ sinh đến gian bếp và tiếp đến lại là bồn rửa thì sẽ khiến cho hỏa sẽ tự suy.

3. Nguyên tắc nhất vị, vị thế, tam hướng

Trong phòng thủy, vị trí bếp nấu là vô cùng quan trọng sau đó đến thế cách và cuối cùng mới là hướng để hợp tuổi với trạch chủ ngôi nhà. Vậy nên vị trí, thế cách bếp nấu chiếm 8-9 điểm, hướng bếp nấu chỉ chiếm 1-2 điểm, vậy nên bạn hãy chú trọng hơn đến vị trí, thế cách và nếu hướng không hợp sẽ tìm cách hóa giải.

a, vị trí đặt bếp

Vị trí của bếp nấu phải nằm ở nơi không bị tán khí, không nằm nơi có nhiều luồng gió quá thông thoáng. Trong phong thủy có câu “tàng phong thì tụ khí, lộ phong thì tán khí” vậy nên, bếp nấu thoáng quá sẽ khiến gian bếp của bạn bị tán khí. Ví dụ bếp nấu quá gần hoặc dựa lưng vào cửa sổ hay bếp nằm giữa hành lang đi lại có hai cửa hai đầu hút gió thì bếp đó hoàn toàn tán khí, không tụ được năng lượng.

Theo phong thủy bếp cũng không được để giữa không gian phòng bếp, càng tuyệt đối không được nằm giữa Trung Cung của mặt bằng ngôi nhà hay văn phòng. Bởi vùng Trung Cung chính là nơi khởi phát năng lượng để phân bổ ra toàn bộ không gian căn nhà, nếu đặt bếp vị trí này nó sẽ khiến tiêu hao đi nguồn năng lượng để cho bếp được phát nhiệt.

Tiếp theo, một nguyên tắc bất biến đối với vị trí bếp nấu đó là bếp nấu không bao giờ được để ở Sơn Càn của khu vực phía Tây Bắc (phía Tây Bắc có 3 sơn Tuất, Càn, Hợi), vì theo tính hình tượng Càn chính là cha ông, là quẻ Càn, là những người đứng đầu, là bộ não cũng là mang tính thuộc khí của kim. Vậy việc để bếp khu vực này thì không khác nào cho hỏa đốt kim thì người trạch chủ trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sẽ mắc phải các bệnh liên quan đến não bộ như thường xuyên bị bốc hỏa, các bệnh về thần kinh, tự kỷ hay nặng hơn là đứt mạch máu não.

b, Thế cách của bếp

Nguyên tắc bất biến là thế cách của bếp nấu không bao giờ được để dựa lưng vào hướng nhà mà mặt bếp nhìn về phía hậu. Đồng thời chúng ta phải biết trong không gian nội bộ của phòng bếp thì bếp nấu cũng không được ngược hoàn toàn với hướng cửa bếp vì hướng cửa bếp là bắt đầu nguồn năng lượng dương, thực khí để đi vào phòng bếp mà bếp nấu lại dựa lưng ra cửa bếp thì không được.

c, Hướng của bếp

Những người Đông mệnh là  những người có cung phi là cung Khản, cung Chấn, cung Tốn, cung Ly, thì nên đặt bếp nhìn hướng Nam, Đông Nam, Bắc và hướng Đông.

Những người Tây mệnh là những người có cung  Càn, cung Đoài, cung Cấn, cug Khôn thì nên đặt bếp nhìn về hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.

Trong trường hợp vị trí, thế cách đã đúng nhưng hướng bếp lại không hợp hướng thì cần phải thực hiện biện pháp hóa giải. 9PLUS chia sẻ đến bạn đọc cách hóa giải bằng cách, hãy treo phía đối diện bếp một bức tranh ngũ phúc lâm môn có hình tượng 5 chú dơi chạy quanh chữ phúc tượng hình, bởi đây là bức tranh có phúc thần, phúc khí nên bếp hướng về bức tranh này thì mọi hung khí sẽ tự hóa giải được. Tuy nhiên, khi treo bức tranh các bạn cũng phải chú ý, bình thường chiều cao lý tưởng từ mặt sàn lên đến bếp nấu là 81cm cho nên bức tranh cũng phải treo đúng đối diện và từ vị trí 81cm trở lên vì nếu treo thấp hơn hoặc cao quá thì việc treo tranh đều không có tác dụng.

4. Nguyên tắc trên dưới và liền kề

a, Nguyên tắc trên dưới

Khi tính toán bất kỳ không gian nào không chỉ riêng bếp nấu thì chúng ta cần có tư duy nhìn từ trên xuống và chiều ngược lại. Như vậy khi đặt bếp nấu thì tuyệt đối không để nhà vệ sinh thẳng trục đè lên bếp nấu vì như vậy bếp sẽ bị vượng thủy mà còn là vượng uế thủy.

Tiếp theo, phía dưới gầm bếp cũng được để hệ thống bể ngầm, bể phốt hay đường ống nước lớn hay bên trên nhiều tầng là téc nước lớn, vì dù cách nhiều tầng nhưng téc nước rất lớn mà bếp thì quá nhỏ nên vẫn bị ảnh hưởng không tốt.

Trường hợp tầng liền tầng (tầng trên tầng dưới), thì tầng ngay bên trên hoặc tầng dưới bếp nấu tuyệt đối không được để két sắt, vì bếp thuộc hỏa và két sắt thuộc kim như vậy hỏa sẽ đốt kim sẽ khiến gia chủ bị hao hụt tiền tài, tiêu tán tài sản.

Trường hợp tiếp theo là trên dưới tầng liền kề bếp nấu không được đặt thẳng trục với  bàn thờ, giường ngủ bởi nó cũng gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống các thành viên trong gia đình chúng ta nên tránh.

b, Nguyên tắc liền kề

Điều này đặc biệt dễ gặp phải với các hộ gia đình ở chung cư, dù bố cục không gian sống của gia đình bạn đã rất phù hợp, nhưng chúng ta cần phải quan sát thêm phần tổng thể mặt bằng tầng chúng ta đang ở để xem bếp nấu chúng ta có bị dựa vào bồn cầu, bể cá, giường ngủ của nhà hàng xóm hay không vì một bức tường không thể ngăn được những sự ảnh hưởng không tốt này.

Bạn đọc cũng cần lưu ý, trường hợp trong cùng một không gian thì phòng bếp tuyệt đối không được để đối diện với phòng thờ vì đây là điều tối khi, kị thần đối thần như vậy gia đình sẽ loạn khí, bố mẹ con cái sẽ thường xuyên mâu thuẫn, cãi vả, thậm chí từ mặt li hôn.

5, Bài trí nội thất trong phòng bếp

Chúng ta đều biết, phòng bếp là phòng vượng hỏa cho nên khi sắp xếp nội thất cần chú ý bố cục để được vượng khí tốt nhất.

Về màu sắc, chúng ta không cần chọn màu hợp với trạch chủ mà cần chú ý hơn đến cảm giác, tâm lý của mọi người khi bước chân vào không gian bếp và cũng không nên chọn màu vượng hỏa (đỏ, cam đỏ, vàng rực, vàng chanh) để bài trí, bởi những màu sắc này sẽ dễ tạo cảm giác rực mắt, căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu cho người nấu ăn cũng như những người bước vào phòng bếp. Nếu để muốn vượng hỏa thì bạn có thể sử dụng những màu mộc (xanh ngọc, xanh lá nhạt, vàng nâu, màu gỗ, trắng, xám,…) là hợp lý và tạo cảm giác tâm lý dễ chịu thoải mái. Tuyệt đối cũng không sử dụng những màu sắc đối lập quá mức khiến ta có cảm giác chông chênh, hoa mắt đem đến những nguồn năng lượng không tốt, lâu dần sẽ tạo cảm giác lạnh lẽo không ai muốn bước đến. Sự chuyển hóa màu sắc phù hợp cho không gian bếp thì bạn nên chọn màu sắc phần sàn là màu đậm nhất, màu trần sáng nhất và màu tường là trung hòa giữa trần và nền nhà như vậy sẽ tạo cảm giác cân bằng và gần gũi.

Các thiết bị, dụng cụ trong gian bếp, đặc biệt là vị trí đặt bình ga gần như 90% các gia đình đều phạm phải đó là tiện đặt bình ga ngay dưới bếp nấu nhưng lại không chú ý vốn khí ga là chất lỏng thuộc thủy như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến bếp nấu thuộc hỏa. Tiếp theo, thùng rác cũng không được để dưới gầm hoặc đối diện bếp cũng như cửa phòng bếp. Hay hệ thống giao kéo cũng tuyệt đối không để ngay sau lưng hay dưới gầm bếp vì như vậy gia đình sẽ rất hay xảy ra cãi vã, mâu thuẫn.

Hay tuyệt nhiên cũng không để đèn rọi thẳng vào bếp nấu, để bếp nấu nằm dưới dầm xà ngang.

Bài trí tranh ảnh trong phòng bếp cũng không được để những bức tranh thuộc thủy như: Hồ nước, thác nước hay ngăn phòng bếp và không gian khác bằng bể cá, tủ rượu cũng là những đại kỵ cần lưu ý.

Trên đây là những chia sẻ của 9PLUS về 5 nguyên tắc phong thủy trong việc bài trí không gian bếp bạn đọc có thể tham khảo để tránh phạm phải những đâị kỵ cũng như để gia đình được yên ấm, hạnh phúc trọn vẹn. Nếu bạn đọc có nhu cầu tư vấn phong thủy về nhà ở có thể để lại thông tin liên hệ để được đội ngũ chuyên gia của 9PLUS tư vấn chi tiết cụ thể hơn nhé! Chúc bạn đọc luôn an lạc.

 

0925366979