Giếng trời và tiểu cảnh sân vườn là một trong những giải pháp thiết kế mang lại cảnh quan cho ngôi nhà. Đồng thời, cây trồng ở giếng trời còn đóng vai trò quan trọng trong mặt ý nghĩa phong thuỷ, cải thiện không gian sống tốt, đẹp và thuận lợi hơn.
Giếng trời và ý nghĩa phong thủy của giếng trời
Giếng trời thường được thiết kế tại vị trí trung tâm của ngôi nhà. Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Giếng trời và tiểu cảnh khi được kết hợp sẽ có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời. Nhằm làm tăng vượng khí, ngoài việc bố trí cây trồng ở giếng trời, người ta còn thiết kế thêm hồ nước ở khu vực này. Nước chảy từ trên tường và ánh sáng trực tiếp chiếu xuống làm cho không gian mát mẻ hơn, cây cối phát triển tươi tốt hơn.
Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh.
Với sự cân bằng của ngũ hành, giếng trời và tiểu cảnh khi được kết hợp sẽ làm tăng khí tốt cho ngôi nhà. Mang lại may mắn, những luồng “sinh khí” cho gia chủ.
Cây kim ngân: Cây kim ngân thường được dùng để trang trí bàn làm việc theo dạng chậu cảnh nhỏ. Tuy nhiên, khi được trồng trong không gian rộng rãi như giếng trời, cây có thể cao trên 1 mét. Với kích thước này, cây kim ngân rất thích hợp trở thành cây chủ đạo khi trồng ở giếng trời. Theo phong thuỷ, Kim Ngân khi được trồng ở giếng trời sẽ càng làm gia tăng vượng khí, thu hút tối đa tiền tài, may mắn cho gia chủ
Cây khế: Cây khế là loại cây ưa trồng nơi bóng râm, trong vườn nhỏ hoặc trong nhà. Trồng một cây khế xinh xắn ở giếng trời đủ để tạo nên không gian thân thuộc, ấm cúng, gần gũi. Bên cạnh đó, cây khế khá dễ chăm. Khi cây khế ra hoa, tạo quả, những chùm hoa khế màu hồng tím hay chùm quả xum xuê cũng giúp tăng tính thẩm mỹ cho khu vực giếng trời.
Cây lộc vừng: Một trong những loại cây dễ trồng, thích hợp ở giếng trời trong nhà là cây lộc vừng. Đây cũng là loại cây thuộc tứ cây phong thủy, mang đến nhiều may mắn, tài lộc, hưng thịnh cho gia chủ.
Cây cóc: Cây cóc là loài cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực giếng trời. Cây nhỏ gọn, cho trái quanh năm nhưng cần nhiều sự chăm sóc và cắt tỉa khéo léo để tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho giếng trời.
Với những nhà phố có diện tích nhỏ, giếng trời không rộng lắm, gia chủ có thể trồng một số cây có độ cao từ 1m – 2,5m như cây phát tài núi, mật cật, đại phú gia, kim thiên, cây kim ngân, trúc Nhật hoặc cau Hawaii…
Cây đào tiên: Trong những năm gần đây, cây Đào Tiên được rất nhiều người yêu thích và trồng làm cây cảnh. Cây có thân hình rất đẹp, quả tròn màu xanh bắt mắt. Chỉ từ 3 – 4 năm là cây đã có thể cho ra quả.
Những loại cây này phát triển khá nhanh, không cần nhiều công chăm sóc. Việc của gia chủ là khéo léo kết hợp cây với tiểu cảnh, với sỏi đá hay các phụ kiện cây cảnh… tạo nên vẻ đẹp trong lành, xanh mát và hợp phong thủy cho ngôi nhà. Mong gia chủ hãy lưu tâm với những chi tiết nhỏ này nhé