Vào những ngày cuối năm thì nhà nào cũng thực hiện dọn dẹp nhà cửa “tống cựu nghinh tân” có thể hiểu là dọn dẹp, tiễn đưa những điều chưa tốt của năm cũ và chuẩn bị chào đón một năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, thì việc dọn nhà cuối năm thế nào mới là đúng và việc thờ cũng ông công ông táo cũng như rút tỉa chân nhanh cần lưu ý điều gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bạn đọc cùng tham khảo những thông tin ngay dưới đây nhé!
Lưu ý trong việc dọn dẹp nhà cửa
Chúng ta phải hiểu rằng, việc dọn dẹp nhà cửa “tống cựu nghinh tân” bao giờ cũng phải làm trước năm mới. Trong khí đó, năm nay đã sang năm 2021 dương lịch nhưng lịch âm vẫn là năm 2020 nên nó khá đặc biệt là thời điểm tiết lập xuân lại sớm hơn những năm khác 1 tuần. Ngày lập xuân đầu tiên, tiết lập xuân đầu tiên sẽ chính xác vào 21h59’ của ngày 22/12 âm lịch trong khi mọi người cứ nghĩ ngày lập xuân là ngày 23/12 âm lịch, mọi người cần để ý điều này. Vậy nên, tất cả công việc “tống cựu nghinh tân” dọn dọn nhà cửa, sắp xếp, lau dọn tổng thể, nói chung những việc gây sự xáo trộn lớn trong nhà bắt buộc phải làm trước buổi tối ngày 22.12.2020 âm lịch.
Lưu ý trong lau dọn ban thờ
Theo phong tục tập quán, cũng như trong các di chỉ cổ từ hàng ngàn năm của người Việt Nam, bát hương trong nhà phải luôn luôn được an vị, hạn chế bị xê dịch, chỉ được xê dịch khi chuyển ban thờ hoặc chuyển đổi phương hướng ban thờ mà mỗi lần như vậy thì phải làm cái lễ an vị. Vậy nên, hàng năm khi chúng ta thực hiện bao sái, dọn dọn phòng thờ, bàn thờ, rút tia chân nhang thì tuyệt đối không được phép xê dịch bát hương đây là nguyên lý gốc thuộc tâm linh cho nên các bạn cần lưu ý. Bên cạnh đó, ảnh thờ chúng ta cũng nên hạn chế xê dịch vì theo giân gian chân linh của người mất vẫn ngự trên di ảnh thờ. Các đồ vật khác có thể xê dịch, tuy nhiên cũng không nên để trực tiếp trên nền đất mà phải được để gọn gàng trên những tấm vải sạch.
Trước khi lau bát hương, ban thờ bạn cần chuẩn bị nước lau rửa phải là nước ngũ vị hương gồm: Hồi khô, quế khô là những thứ cố định, còn 3 mùi thơm còn lại thì tùy thuộc vào vùng miền có thể sử dụng (lá nếp, rau mùi, lá xã…). Sau đó đem đun sôi nồi nước ngũ vị hương và để nguội để chuẩn bị thực hiện bao sái.
Khi lau bát hương, cần 1 tay giữ để bát hương được yên vị, 1 tay lau bát hương. Quá trình lau thì cần lau mặt nhật nguyệt (mặt lưỡng nghi) trước sau đó mới lau mặt rồng 2 bên và rồi mới lau đến các vị trí xung quanh khác.
Lưu ý trong rút tỉa chân nhang
Tuy 23 tháng chạp mới là ngày ông công ông táo, nhưng rất nhiều gia đình vẫn cúng trước từ ngày 19,20,21,22/12 âm lịch và nếu bạn thực hiện cúng vào những ngày này thì ngay sau khi cúng xog bạn có thể thực hiện rút chân nhanh luôn. Một trường hợp khác, nếu bạn cúng đúng vào ngày 23/12 thì phải để ngày 24,25/12 mới nên rút chân nhang. Như vậy chúng ta nên nhớ cứ phải cúng ông công ông táo xog thì mới được rút chân nhang. Trong đó số lượng chân nhang để lại trên ban thờ sẽ phụ thuộc vào ai đang làm chủ khí trong gia đình, nếu người đàn ông làm chủ khí thì số lượng chân nhang để lại nên là 17,27,37. Còn nếu là người phụ nữ làm chủ khí (phụ nữ đơn thân, mẹ góa con côi) thì số chân nhang để lại là 19,29,39.
Người thực hiện rút tỉa chân nhang cần lưu ý, phải có sự cẩn kính và tôn trọng tâm linh, tức là trước ngày thực hiện làm lễ thì tuyệt đối không được ăn các món ăn liên quan đến tứ linh (baba, cá chép, chó, mèo, rượu cao hổ cốt…), hay cũng phải tế nhị không được phép sinh hoạt vợ chồng, tóm lại là phải giữ cho thân thanh tịnh, sạch sẽ.
Trên đây là những kiến thức về phong thủy trong việc dọn dẹp nhà cửa vào những ngày cuối năm cũng như tâm linh thờ cúng ông Công ông Táo, rút tỉa chân nhang. Bạn đọc cùng tham khảo để cùng “tống cựu nghinh tân” để có một năm mới thuận lợi, an gia, phát tài nhé!